Tóc rụng. Mụn nổi đầy. Làm sao cho hết?

Tóc rụng. Mụn nổi đầy. Làm sao cho hết?

Đố bạn, trong cuộc sống, điều gì ai cũng rất cần nhưng đồng thời rất ghét nó?

Đó là Sự kiên nhẫn!

Đúng vậy, trong cuộc sống, Sự Kiên nhẫn nhiều khi như là ‘pain in the ass’, có nghĩa như là cái gai trong người, bắt bạn phải nhẫn nhịn chờ đợi trong khi toàn cơ thể muốn ào lên chống lại nó, làm ngay, làm luôn, để đạt được thứ bạn muốn.

Cuộc sống thường không diễn ra như ta muốn, đó là hiện thực mà theo thời gian, ai cũng sẽ nhận ra nó. Chúng ta rất nhỏ bé giữa các quy luật tự nhiên, không dễ gì để thay đổi cuộc sống xung quanh như ý nguyện, chẳng là ai để ‘bắt’ người khác theo mình. Làm được những điều đó chỉ có vĩ nhân, mà vĩ nhân thì hiếm lắm, theo dòng thời gian, rồi vĩ nhân cũng chỉ là cát bụi, lưu danh đâu đó ở bảo tàng, sách vở… Nói vậy để làm gì? Tất cả chỉ muốn chỉ ra rằng, chúng ta vô cùng nhỏ bé, và cái chữ ‘Muốn’ của mình chẳng là cái gì cả để mà sùng sục lên để mà đạt lấy. Cần một chữ “nhẫn’, lựa để mà tìm – giành lấy – và giữ thứ mình muốn giữa dòng chảy cuồn cuộn của những quy luật và những thứ ngoài tầm kiểm soát. Vậy nên, cái chữ Nhẫn đó nó đáng ghét và nhiều lúc đáng bị nguyền rủa, cứ như tảng đá ngáng cản giữa ta và thứ ta muốn…

Có 2 vấn đề mà ekoko thường nhận được câu hỏi của khách hàng, làm sao hết mụn và làm sao để tóc bớt rụng.

Vấn đề thứ nhất: Mụn, thứ phiền lòng dai dẳng cho những ai có chúng. Mụn dễ thấy nhất ở mặt, trán và lưng; đàn ông – đàn bà – trẻ vị thành niên, ai cũng có thể là nạn nhân. Không hề hiếm khi một ngày bạn rảnh rỗi chờ đợi đâu đó nơi công cộng, ngắm những người lượn qua lại, chắc chắn không dưới 20 % số người làn da có vấn đề.

Để chữa được mụn thì phải biết nguyên nhân, vậy nên các bệnh viện Da liễu mới ở đó và luôn đông nghẹt. Tuy nhiên, để đơn giản cho mọi người dễ hiểu, mụn có thể gây ra bởi Nội tiết (ở trong ra), bởi vệ sinh da chưa tốt (ngoài vào), dị ứng hay kết hợp các yếu tố đó lại. Với các nguyên nhân từ trong ra, như nội tiết và nóng trong, thì cần các thuốc điều trị và điều chỉnh đồ ăn để khắc phục, nhưng với nguyên nhân là các yêu tố bên ngoài vào, thì bạn có thể kiểm soát được. Vậy kiểm soát bằng cách nào?

  • Trước hết, đó là phải vệ sinh da tốt. Điều này có nghĩa là tắm rửa hàng ngày với nước không thôi chưa đủ, vì nước không rửa trôi được những bã nhờn mà cơ thể tiết ra, đặc biệt lưu ý cho tuổi dậy thì vì lúc này có sự trao đổi chất mạnh mẽ, cơ thể bài tiết rất nhiều qua da mà trẻ thì vẫn quen với việc tắm rửa đơn giản, không dùng sữa/soap rửa mặt, vậy nên các chất bài tiết này không được rửa sạch hàng ngày, ngoài việc gây mùi đặc trưng cho cơ thể và quần áo (mùi khét – nhưng chỉ người lạ mới nhận ra vì cơ thể đã tự quen với mùi của mình), mà còn gây mụn do viêm tắc lỗ chân lông.

Giải pháp trong trường hợp này đó là vệ sinh tốt hàng ngày (1-2 lần) mặt và cơ thể với các sản phẩm làm sạch thích hợp. Vì sao nói thích hợp? Đoạn sau sẽ lý giải cho bạn.

  • Chọn mỹ phẩm đúng: Khi dùng sai loại mỹ phẩm, hậu quả dễ thấy nhất là dị ứng. kích ứng hoặc mụn mọc nhiều hơn không dùng. Điều này không hiếm vì các loại mỹ phẩm gồm rất nhiều thành phần trong 1 sản phẩm, và phần nhiều trong đó sử dụng các hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ dễ gây tắc – bí lỗ chân lông, các chất nhũ hóa, bảo quản… dễ kích ứng, thành ra nhiều người sau khi chọn nhầm thì quay lại thái cực không dùng gì cả, chỉ tắm rửa với nước. Lợi hại ra sao thì bạn đã biết ở phần trên.

Vậy nên, các dòng sản phẩm xanh luôn nên được cân nhắc, dù có phải chi trả nhiều hơn thông thường (Bạn thử tự hỏi, tại sao nó lại đắt hơn, rõ ràng phải có nguyên nhân hợp lý chứ?). Rõ ràng rằng chi phí cho 1 sản phẩm mỹ phẩm tốt (sử dụng dài lâu như 1 tháng – 2 tháng – 1 năm) sẽ không đáng kể so với các chi phí khác mà bạn chi trả hàng ngày, chưa kể chi phí ‘khắc phục hậu quả’ nếu dùng hàng không đảm bảo. Các sản phẩm xanh có sự tương đồng lớn nhất với tự nhiên, và với cơ thể sống, nó tạo ra sự hòa hợp khi sử dụng, hiệu quả trong cái thiện tình trạng da và giảm thiểu rủi ro so với khi sử dụng các sản phẩm chứa nhiều thành phần hóa học nhân tạo

Vậy nên, tóm lại trừ những nguyên nhân do nội tiết (hormone), ta có thể tự khắc phục được rất nhiều bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen làm cú đêm, thay đổi việc tiếp tay cho viêm nhiễm bằng việc chăm sóc da tốt với các sản phẩm tự nhiên, tuy kết quả không đến ngay tức khắc như phép màu, những chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể và rõ rệt; đồng thời ngăn chặn được sự bùng phát trở lại đâu đó trong tương lai. Đó là quả ngọt của sự kiên nhẫn.

 

Vấn đề thứ hai: Tóc rụng

Rất lấy làm tiếc, nguyên nhân tóc rụng cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi nội tiết, tình trạng cơ thể (căng thẳng, thức đêm, bệnh ở da đầu) và cũng có thể do uốn, nhuộm, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp.

Nếu gia đình bạn có gene hói đầu, thay đổi nội tiết do bệnh (phụ nữ sau khi sinh, bệnh Basedown), sử dụng thuốc hóa trị… thì việc rụng tóc khó tránh khỏi, dù bạn có làm cách gì đi nữa. Nó chỉ giảm khi nguyên nhân kết thúc.

Tuy nhiên, với những yếu tố chủ quan khác, như cơ thể căng thẳng, dùng mỹ phẩm không thích hợp, thì bạn có thể tự điều chỉnh được, và kết quả cũng sẽ đến từ từ chứ đừng mong đợi xẩy ra trong một hai ngày, thậm chí 1-2 tuần (ví dụ như cái cây sinh trưởng, nó cần thời gian từ khi nảy mầm, một lá, 2 lá… cho đến khi trưởng thành và cho hoa, trái). Cơ thể sống cũng vậy, cần chút thời gian để điều chỉnh. Nhiều lúc khi bạn chuyển từ dầu gội công nghiệp sang dầu gội tự nhiên, kết quả dường như còn gây phiền não: rít hơn, ít bọt hơn nên khó gãi, tóc vẫn rụng, gàu vẫn còn…Nhưng hãy TỪ TỪ, để tóc bạn tự điều chỉnh lại, vì chắc rằng, các sản phẩm xanh luôn tìm cách củng cố từ nguồn gốc của tóc và da đầu, thay vì đưa ra các giải pháp xử lý đằng ngọn của vấn đề. Các sản phẩm xanh không đầy rẫy trên các kệ siêu thị, đơn giản vì giá của chúng không hẳn phù hợp cho đại chúng, mà chỉ phù hợp cho ai biết trân trọng cơ thể mình (cộng với môi trường) và biết đặt thứ tự ưu tiên. Thế nên đựng vội nản mà hãy Kiên nhẫn. Nhân tiện kỹ thuật gội đầu cũng là một điều quan trọng và Miễn phí, bạn không cần chi trả cho nó mà tự mình làm được. Nên gội đầu 2-3 ngày lần tùy tình trạng tóc, đừng để lâu hơn vì khí hậu Việt Nam nóng ẩm, không phải điều kiện lạnh – khô như Châu Âu nên để lâu làm da đầu ngứa và bẩn, dễ rụng. Gãi sạch khi gội – dùng 2 lần dầu gội mỗi khi gội đầu – nên dùng nước ẩm khi xả tóc thay vì nước lạnh (nước lạnh làm 1 số chất có trong dầu gội, xả, hay sẵn trên da đầu đông đặc lại, bám ở tóc gây bết dầu). Đảm bảo rằng, một ngày tự dưng bạn thấy ‘A, đợt này tóc mình đỡ hơn từ lúc nào không biết’., hay ‘ Ừ, không ngờ các loại này mà cũng hay phết’ (với một nụ cười mãn nguyện J). Và điều cuối, nhớ đừng để bản thân quá ám ảnh quá khi mỗi lần gội bạn thấy 1 ít tóc rụng, tóc cũng như da, cần đào thải những gì cũ kỹ và tạo ra cái mới, chỉ là da chết bạn khó nhìn thấy hơn những sợi tóc mà thôi.

Chốt lại, mình vẫn ghét Sự Kiên nhẫn lắm lắm. Nhất là khi không có nó là không được việc, hén?