Kem đánh răng, chọn có hay không có Fluor?

Kem đánh răng, chọn có hay không có Fluor?

Bạn có biết?
  • Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng Kem đánh răng có Fluor. 
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không dùng Kem đánh răng của người lớn.
Fluor (gọi tắt là F) quá nhiều, hay quá ít, đều ảnh hưởng đến răng và hệ xương. 
Quá ít Fluor làm men răng kém, dễ bị rỗ răng, sâu răng. Quá nhiều Fluor sẽ gây hiện tượng men răng đục, xuất hiện đốm trắng, vàng trên răng và làm răng yếu đi. Thừa Fluor trong cơ thể còn có thể làm suy giảm hoạt động của tuyến giáp, gây tổn thương tới não, sinh các trẻ mắc bệnh hội chứng “down” ở phụ nữ. 
Vậy thế nào thì đủ?
Theo tiêu chuẩn về nguồn nước, lượng Fluor tốt nhất trong giới hạn 0,7 đến 1,5 mg/l. Nhưng trong tự nhiên, có vùng nguồn nước không đủ Fluor, có vùng nguồn nước vượt xa ngưỡng Fluor cần thiết. Không ở đâu xa, mà ngay ở Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Việt Nam có những vùng rất nghèo Fluor như đồng bằng Cửu Long và Hà Nội. Kết quả phân tích bước đầu một số nguồn nước ở đồng bằng Cửu Long cho thấy, hàm lượng Fluor rất nghèo, dưới mức quy định về an toàn vệ sinh, hàm lượng trung bình chỉ khoảng 0,02 - 0,6 mg/l, trong đó nhiều khu vực có hàm lượng Fluor đạt dưới mức 0,1 mg/l, có khả năng tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt Fluor trong môi trường.
Hàm lượng Fluor trong nguồn nước tự nhiên ở Hà Nội cũng rất thấp, chỉ khoảng 0,1 - 0,3 mg/l Trong khi đó, một số địa phương liên quan đến việc nhiễm độc Fluor ở các tỉnh Nam Trung Bộ gần đây đã được chú ý. Những khu vực này phân bố rải rác ở Phú Yên và nhiều ở Khánh Hòa (Cam Ranh, Ban Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh...), có những ngôi làng ‘ không có nụ cười“ do răng hỏng vì quá nhiều Fluor trong nước, tỷ lệ Fluor từ 1,8 mg/l – 9,4 mg/l.
Fluor trong môi trường, được sinh ra từ tự nhiên và nhân tạo (chủ yếu là nguồn tự nhiên, thông qua các quá trình hoạt động địa chất nhiệt dịch liên quan với các đá magma, hoạt động núi lửa cổ và hiện đại, hoạt động của nước dưới đất và các điểm nước khoáng nóng kiềm, quá trình phong hoá trên các đá và các khu mỏ chứa F). Các giếng khoan gần mỏ Apatit đặc biệt có nguy cơ thừa Fluor.
Việc bổ sung Fluor vào nước dễ hơn rất nhiều so với việc khử Fluor ra khỏi nguồn nước. 
Như vậy để bạn biết được sự hiện diện và ảnh hưởng quan trọng Fluor trong đời sống. Vấn đề là liều lượng bao nhiêu thì phù hợp với độ tuổi và môi trường của bạn. 
Fluor được dung nạp một lượng nhỏ vào cơ thể qua chuỗi thức ăn, nhưng chủ yếu là qua nguồn nước. Với những vùng thiếu hụt Fluor, việc bổ sung vi chất này trở nên quan trọng để giải quyết vấn đề sâu răng. Ý tưởng bổ sung Canxi Fluorua qua các loại kem đánh răng vì thế đã được bắt đầu từ những năm 1890. Trải qua nhiều thời kỳ, các nghiên cứu giúp kem đánh răng chứa Fluor trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.
Đối với kem đánh răng người lớn, tỷ lệ F tối đa là 1500 ppm. Kem đánh răng trẻ em (trên 3 tuổi), tỷ lệ F nên trong khoảng 200-450 ppm, không nên cho trẻ em dùng kem đánh răng người lớn trong thời gian dài, vì sẽ dư thừa F làm hỏng răng trẻ.
Đối với những nơi dư thừa F như đã nói trên, không nên ‘đổ thêm dầu vào lửa‘ bằng cách dùng các loại kem đánh răng chứa Fluor.
Có lẽ trên 90% người tiêu dùng Việt Nam không để ý đến việc CÓ hay KHÔNG CÓ Fluor trong kem đánh răng mình thường mua, và nếu có con nhỏ, chắc bạn cũng ít để ý đến hàm lượng bao nhiêu thì phù hợp với tuổi của bé.
Hy vọng bài viết ngắn này sẽ giúp được bạn điều đó, CÓ hay KHÔNG CÓ Fluor, giờ đây bạn đã biết để lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp nhất cho gia đình mình.
Điều tuyệt vời với Viên Đánh răng DENTTABS, là bạn có thể chọn loại có fluor hoặc loại không có fluor. Chúng hoàn toàn tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích hơn mỗi chức năng làm sạch răng miệng. Với loại không fluor, cũng có nghĩa trẻ em dưới 6 tuổi luôn có thể sử dụng.
Nguồn: 
Đặng Trung Thuận, 2000. Điều tra địa hóa môi trường vùng Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Lưu trữ Tổng hội Địa chất Việt Nam. Hà Nội.
Đặng Trung Thuận, Đặng Trung Tú, 2008. Ô nhiễm fluor và bệnh chết răng ở Nam Trung Bộ. TC Địa chất, A/309 : 41-50. Hà Nội.
Nguyễn Đình Hòe, 2000. Vùng đất không có nụ cười. Báo Khoa học và đời sống, 1341. Hà Nội.
Đỗ Kim Hoan, Vũ Ngọc Trân, Nguyễn Duy Bảo, Võ Hồng Tuân, 2002. Báo cáo Điều tra các vùng trọng điểm có nguồn nước dưới đất nhiễm fluor của tỉnh Khánh Hòa. Lưu trữ Sở KHCN Khánh Hòa, Nha Trang.